Maxauto

Hệ thống phanh của hệ thống khung gầm xe ô tô

  • 39
  • BMW
  • Các mẫu BMW Series
  • Hệ thống gầm máy
  • Liên hệ
  • Liên hệ
  • Hệ thống phanh đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe. Nếu như hệ thống phanh gặp vấn đề, thì sử dụng xe trong trường hợp này là vô cùng nguy hiểm cho chính người lái và những người lưu thông cùng.

    Hệ thống thứ 3 thuộc hệ thống khung gầm ô tô đó là hệ thống phanh. Đây là hệ thống giúp người lái có thể dễ dàng kiểm soát được tốc độ di chuyển của chiếc xe.

    Hệ thống phanh đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe. Nếu như hệ thống phanh gặp vấn đề, thì sử dụng xe trong trường hợp này là vô cùng nguy hiểm cho chính người lái và những người lưu thông cùng.

    Hệ thống phanh của hệ thống khung gầm xe ô tô

    1. Cấu tạo hệ thống phanh

    Một hệ thống phanh thường sẽ được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính là cơ cấu phanh, cơ cấu dẫn động phanh và cơ cấu trợ lực phanh, cụ thể như sau:

    Cơ cấu phanh: Đây là cụm chi tiết thực hiện quá trình hãm bánh xe, giảm tốc độ hoặc khiến chiếc xe dừng hẳn lại. Ở cụm chi tiết cơ cấu phanh, ta thường thấy 2 dạng cơ cấu phanh phổ biến nhất đó là: phanh đĩa và tang trống.

    Dẫn động phanh: Là cụm chi tiết giúp truyền lực phanh từ bàn đạp phanh tới các cơ cấu chấp hành thực hiện quá trình phanh.

    Trợ lực phanh: Chi tiết này có chức năng giảm thiểu cản cần thiết tác dụng lên bàn đạp phanh, để gia tăng tính tiện nghi trên hệ thống phanh xe ô tô.

    • Đối với các mẫu xe ô tô du lịch, chúng ta thường chỉ thấy loại trợ lực phanh dạng chân không.
    • Đối với các mẫu ô tô tải thương mại, thì ta sẽ thường thấy được trang bị trợ lực phanh dạng khí nén.
    • Còn đối với ô tô phanh điện tử như hệ thống phanh Sensotronic Brake System, thì vai trò của trợ lực phanh được lược bỏ hoàn toàn trên hệ thống gầm ô tô.

    2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh

    Khi người lái đạp bàn đạp phanh, lực sẽ truyền từ bàn đạp tới bầu trợ lực của phanh. Lúc này, các pittong sẽ chuyển động nén lò xo và dầu trong xylanh chính.

    Quá trình này khiến áp suất dầu gia tăng, đẩy dầu tới các đường ống và xylanh của bánh xe, đồng thời đẩy pittong và guốc phanh ép chặt vào má phanh và sinh ra lực ma sát. Dưới tác động này, tang trống và moay-ơ tại bánh xe sẽ giảm tốc độ quay hoặc dừng hẳn theo lực mà người lái tác động lên phanh.

    Sản phẩm cùng loại
    Google map
    Fanpage
    Zalo
    Hotline